Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0933603356
Hotline: 0933.603.356

TƯ VẤN, HUẤN LUYỆN AN TOÀN HÓA CHẤT

I .Quy định thực hiện biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

  • Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007;
  • Nghị định 113/2017/NĐ – CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
  • Nghị định 71/2019/NĐ-CP ngày 30/08/2019 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chánh trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp;
  • Nghị định 13/VBHN-BCT ngày 25/09/2019 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp;
  • Thông tư 32/2017/TT – BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều luật hóa chất và nghị định số 113/2017/NĐ- CP ngày 8/10/2017;

II .Thông tin cần biết khi thực hiện biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

1. ĐỐI TƯỢNG PHẢI XÂY DỰNG BIỆN PHÁP

a) Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động; b) Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT GỒM CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 3 ĐIỀU 36 CỦA LUẬT HÓA CHẤT.

3. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

a) Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xây dựng; b) Biện pháp phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất; c) Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp, tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NGÀNH CẤP TỈNH

Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.

5. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ QUẢN LÝ NGÀNH, LĨNH VỰC

a) Hướng dẫn cách trình bày, bố cục và nội dung của Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực hiện quy định về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.

III.Các hồ sơ cần chuẩn bị thi thực hiện biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất

– Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. – Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh chi nhánh. – Hợp đồng thuê đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. – Giấy chứng nhận quyền sở hữu xây dựng, Giấy phép xây dựng (nếu có). – Chứng nhận đủ điều kiện PCCC hoặc Giấy chứng nhận thẩm duyệt và nghiệm thu hệ thống PCCC – Phương án chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, Biên bản kiểm tra PCCC định kỳ. – Biên bản kiểm tra điện trở cột thu lôi chống sét đánh thẳng (gần nhất). – Giấy phép đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm của xe chở hàng do PCCC cấp, hợp đồng thuê xe. – Quyết định phê duyệt Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Đề án BVMT hoặc Cam kết BVMT hoặc Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường. – Đăng ký chủ nguồn thải nguy hại. – Hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại. – Sơ đồ vị trí, Sơ đồ mặt bằng tổng thể. – Sơ đồ mặt bằng. – Đồ thoát hiểm. – Nội quy lưu trữ, xuất nhập hàng hoá . – Phiếu an toàn hóa chất.

Bước 1: Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn. Bước 2: Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận và hẹn thời gian trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 02 (hai) ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu tổ chức cá nhân bổ sung hồ sơ. Bước 3: Sở Công Thương tổ chức kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất; xem xét, đánh giá và xác nhận Biện pháp cho tổ chức, cá nhân. Bước 4: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả theo thời gian hẹn và tổ chức thực hiện 5.Cơ quan tiếp nhận và thực hiện hồ sơ biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công thương. – Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công thương. – Thời gian giải quyết là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *