Khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn thiết kế, phát triển và triển khai dự án thì chuẩn bị nhiều hồ sơ, trong bối cảnh hiện nay hồ sơ môi trường là một hồ sơ bắt buộc doanh nghiệp cần chuẩn bị để dự án được phép triển khai. Hồ sơ môi trường như Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, Kế hoạch bảo vệ môi trường, lập hồ sơ nghiệm thu môi trường, xin giấy phép khai thác nước ngầm, giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại nếu doanh nghiệp phát sinh chất thải nguy hại, báo cáo quan trắc môi trường định kỳ (báo cáo giám sát môi trường cũ), hồ sơ vệ sinh an toàn lao động, hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt.
Để thuận tiện trong quá trình xin giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận, quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Đầu tư Môi trường Việt Nam để được tư vấn hỗ trợ qua hotline: 0903.001.832
1. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là gì ?
Giấy phép xả nước thải là một loại giấy phép tài nguyên nước do nhà nước cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở nuôi trồng thủy sản trước khi đi vào hoạt động. Nội dung giấy phép là các yêu cầu về việc xả nước thải nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
2. Các căn cứ pháp luật quy định việc xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
– Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2013. – Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Tài nguyên nước. – Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. – Nghị định số 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt quy định hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản có hiệu lực 15/12/2013. – Thông tư 27/2014/TT-BTNMT quy định việc đăng ký khai nước nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
3. Đối tượng cần xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
– Các cơ sở ở Việt Nam có hoạt động liên quan đến việc xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng 10m3/ngày đêm. + Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cho cho báo cáo xả thải đối với những cơ sở xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng 5.000m3/ngày đêm trở lên. + Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương phê duyệt cho cho báo cáo xả thải đối với những cơ sở xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nhỏ hơn 5.000m3/ngày đêm.
Các đối tượng cần lập lại hồ sơ xả thải:
Khi thay đổi hay điều chỉnh các nội dung như sau thì các cá nhân và tổ chức cần phải làm lại hồ sơ xả thải mới: Tên chủ giấy phép Nguồn tiếp nhận nước thải Lượng nước thải vượt quá 25% quy định trong giấy phép Thay đổi các thông số, nồng độ chất ô nhiễm theo quy định trong giấy phép. Vi phạm các quy định trong xả thải sẽ bị phạt, đình chỉ hoạt động (cụ thể trong NĐ 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004) bên cạnh đó bắt buộc phải khắc phục hậu quả: – Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra; – Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này; – Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.
4. Thời hạn của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
– Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm. – Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm. Tại thời điểm xin gia hạn, giấy phép xả thải vào nguồn tiếp nhận cũ phải còn hiệu lực ít nhất 3 tháng.
5. Quy trình lập giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
– Khảo sát thực địa về công trình, thu thập dữ liệu cần thiết cho việc lập đề án/báo cáo. – Tiến hành đo đạc, lấy mẫu, xác vị trí các điểm (trước và sau hệ thống xử lý nước thải, nước mặt xả vào sông, vào suối của nguồn thải) – Phân tích, đánh giá, nghiên cứu tính chất nguồn nước tại cơ sở. – Mô tả hệ thống công trình xử lý xả nước thải vào nguồn nước. – Phân tích, đánh giá tác động của hiện trạng xả nước và đề xuất các phương pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm nguồn tiếp nhận do xả nước thải. – Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu. – Tổng hợp số liệu, hoàn thành báo cáo, đề án. – Nộp báo cáo/đề án cho cơ quan nhà nước theo quy định.
6. Hồ sơ cần thiết đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
– Đơn đề nghị cấp giấy phép; – Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước; – Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ; – Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải ( Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ). – Đối với những trường hợp xin cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận phải có bản gốc giấy phép xả nước thải đã đăng ký trước đó. Cơ quan tiếp nhận giấy phép xả nước thải vào nguồn nước – Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp. – Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp.
7. Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm các nội dung
7.1 Tên, địa chỉ của chủ giấy phép; 7.2 Nguồn nước tiếp nhận nước thải; 7.3 Vị trí nơi xả nước thải; 7.4 Lưu lượng, phương thức xả nước thải; 7.5 Giới hạn thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải; 7.6 Thời hạn của giấy phép; 7.7 Các yêu cầu cụ thể đối với từng trường hợp xả nước thải do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích: + Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái thuỷ sinh; + Bảo đảm mục tiêu chất lượng nước của nguồn nước tiếp nhận nước thải; + Bảo vệ quyền, lợi ích xả nước thải hợp pháp của các tổ chức, cá nhân hiện đang xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải. 7.8 Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.
8. Mô tả công việc xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
– Khảo sát, thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp – Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. – Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường. – Xác định nhu cầu sử dụng nước và xả nước. – Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu. – Thu mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của Công ty và phân tích tại phòng thí nghiệm – Mô tả công trình xử lý nước thải: phương thức xả thải, chế độ xả thải, lưu lượng xả thải,… – Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải, mô tả các Doanh nghiệp lân cận thải cùng ra 1 nguồn tiếp nhận (trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải) – Xác định đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải (sông, suối, kênh, rạch tiếp nhận nước thải): chế độ thủy văn. – Đánh giá về hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận: đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội. – Lấy mẫu nước tại kênh, rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm. – Lấy mẫu nước tại sông (nguồn tiếp nhận cuối cùng) tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm – Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải. – Đánh giá tác động việc xả thải của Doanh nghiệp vào nguồn nước. – Lập bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000. – Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu. – Lập hội đồng thẩm định và Phê duyệt Đề án xả nước thải.
9. Phạm vi tiếp nhận hồ sơ xả nước thải vào nguồn nước
Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ giấy phép được quy định cụ thể tại điều 29 nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 cụ thể: + Cục quản lý tài nguyên nước thuộc BTNMT tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyển của BTN (Hồ sơ cấp Bộ được quy định tại khoản 1 điều 28 nghị định 201/2013/NĐ-CP). + Sở tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyển UBND tỉnh (Hồ sơ cấp Sở quy định tại khoản 2 điều 28 nghị định 201/2013/NĐ-CP). Với hơn 6 năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngủ chuyên gia tư vấn môi trường chuyên nghiệp, Công ty TNHH Đầu tư Môi trường Việt Nam đã tư vấn các phương án tối ưu cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành về các vấn đề môi trường, hoàn thành hồ sơ trình nộp lên cơ quan chức năng và đã nhận được quyết định phê các hồ sơ môi trường theo đúng chuẩn mực và tiến độ đề ra.